Dinh dưỡng cho người đái tháo đường Type 2

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết.

Chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nói chung là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần được xây dựng để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa là điều tốt nhất

  1. Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc.

Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, hoặc ép thành nước để uống, nhưng không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, nước sốt. Đặc biệt người bệnh tiểu đường nên chọn lựa những loại hoa của có lượng đường thấp.

  1. Người bệnh tiểu đường nên kiêng gì?

Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế cơm trong mỗi bữa ăn để tránh tăng đường huyết cao sau ăn,
  • Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol dễ gây xơ vữa động mạch.
  • Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, các loại bánh, kẹo ngọt, các loại nước uống có ga...
  • Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt, siro... bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh

 

Mẫu thực đơn           

Giờ ăn

Thứ 2,5

Thứ 3,6,CN

Thứ 4,7

7h

Bánh mì 1 cái,

Chà bông 20g,

Sữa 200ml

Phở thịt bò 1 tô

Sữa đậu nành 200ml

Cháo đậu xanh 1 chén + 1 quả trứng gà.

11h

Cơm 2 chén nhỏ

Súp khoai tây, cà rốt: (200g) + thịt nạc(100g)

Đậu phụ hấp 200g

Cơm 2 chén nhỏ

Thịt luộc 100g

Canh sú (100g) nấu tôm khô(10g)

Dưa hấu 200g.

Cơm 2 chén nhỏ

Cá lóc kho nhạt(100g)

Rau cải luộc 150g

Thanh long 200g.

 

16h

Cơm 2 chén nhỏ

Trứng hấp thịt(trứng 1 quả+ thịt nạc 70g)

Rau xà lách xoong luộc 100g.

 

Cơm 2 chén nhỏ

Súp đậu nấu cà rốt 100g+ thịt bò nạc 30g+ dầu ăn+ hành ngò.

Cơm 2 chén nhỏ

Đậu 2 thìa nhồi thịt 50g+ hành 5g

Canh rau ngót 100g

20h

Bánh quy 50g

Chè đậu đen 200ml

Khoai sọ luộc 50g

Chè vừng đen 100ml

Bánh quy 50g

Chè đậu xanh 200ml

 

Bệnh Viện Phục Hồi Chức Năng Lâm Đồng