Donhoavn

Donhoavn

Bệnh viện Phục Hồi Chức Năng Lâm Đồng là bệnh viện công trực thuộc Sở Y Tế Lâm Đồng tiếp nhận các bệnh nhân Phục hồi chức năng(PHCN) có BHYT nội trú, BHYT ngoại trú, bệnh nhân không có thẻ BHYT.
✨✨Tuỳ theo tình trạng bệnh các bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp phục hồi chức năng hiện đại kết hợp y học cổ truyền, 💊thuốc đông y, thuốc tân dược.
👩‍⚕️👨‍⚕️Chúng tôi có hệ thống máy móc tân tiến & đội ngũ nhân viên tận tâm tận lực.
👍👍👍👍👍👍
Với phương châm "TẬN TÂM- CHẤT LƯỢNG- HIỆU QUẢ" chúng tôi mong muốn mang đến quý bệnh nhân sự phục vụ tốt nhất và hiệu quả nhất.

🏩Chúng tôi là bệnh viện chuyên ngành Phục hồi chức năng, là địa chỉ uy tín, được bệnh nhân trong và ngoài tỉnh tín nhiệm.
🙌Với đội ngũ y Bác sĩ, Kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại. Bệnh viện luôn đổi mới, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, giúp bệnh nhân sớm hòa nhập cộng đồng.
👉Phương pháp vật lý trị liệu kết hợp các kỹ thuật Y học cổ truyền Bệnh viện chuyên điều trị cho các bệnh nhân Trẻ em có các vấn đề liên quan đến tự kỷ, chậm phát triển tinh thần, vận động
👉Người lớn bị các vấn đề liên quan đến xương khớp do tai nạn, chấn thương thể thao,đau lưng, tê chân tay, cứng khớp (nguyên nhân từ các bệnh: thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm...)
👉Người già bị các di chứng sau tai biến mạch máu não.

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết.

Chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nói chung là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần được xây dựng để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa là điều tốt nhất

  1. Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc.

Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, hoặc ép thành nước để uống, nhưng không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, nước sốt. Đặc biệt người bệnh tiểu đường nên chọn lựa những loại hoa của có lượng đường thấp.

  1. Người bệnh tiểu đường nên kiêng gì?

Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế cơm trong mỗi bữa ăn để tránh tăng đường huyết cao sau ăn,
  • Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol dễ gây xơ vữa động mạch.
  • Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, các loại bánh, kẹo ngọt, các loại nước uống có ga...
  • Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt, siro... bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh

 

Mẫu thực đơn           

Giờ ăn

Thứ 2,5

Thứ 3,6,CN

Thứ 4,7

7h

Bánh mì 1 cái,

Chà bông 20g,

Sữa 200ml

Phở thịt bò 1 tô

Sữa đậu nành 200ml

Cháo đậu xanh 1 chén + 1 quả trứng gà.

11h

Cơm 2 chén nhỏ

Súp khoai tây, cà rốt: (200g) + thịt nạc(100g)

Đậu phụ hấp 200g

Cơm 2 chén nhỏ

Thịt luộc 100g

Canh sú (100g) nấu tôm khô(10g)

Dưa hấu 200g.

Cơm 2 chén nhỏ

Cá lóc kho nhạt(100g)

Rau cải luộc 150g

Thanh long 200g.

 

16h

Cơm 2 chén nhỏ

Trứng hấp thịt(trứng 1 quả+ thịt nạc 70g)

Rau xà lách xoong luộc 100g.

 

Cơm 2 chén nhỏ

Súp đậu nấu cà rốt 100g+ thịt bò nạc 30g+ dầu ăn+ hành ngò.

Cơm 2 chén nhỏ

Đậu 2 thìa nhồi thịt 50g+ hành 5g

Canh rau ngót 100g

20h

Bánh quy 50g

Chè đậu đen 200ml

Khoai sọ luộc 50g

Chè vừng đen 100ml

Bánh quy 50g

Chè đậu xanh 200ml

 

 

    Rối loạn lipid máu có thể dẫn tới một số bệnh lý nguy hiểm như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, viêm tụy, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,... Điều chỉnh lối sống trong đó bao gồm thay đổi chế độ ăn cho người rối loạn lipid máu đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả tình trạng này. Người bị rối loạn lipid máu nên hạn chế ăn các loại thực phẩm sau:

    Hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo (bơ, mỡ động vật, da, thịt động vật chưa lọc mỡ, nước thịt luộc), không ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol phủ tạng động vật như gan, thận, óc, lá lách;

   Hạn chế đồ chiên rán sẵn, thức ăn nhanh như phô mai, xúc xích, thịt nguội;

    Nên ăn các loại ngũ cốc chế biến thôbánh  mì đen, gạo thô, thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da, cá và các loại hạt có dầu như hạt dẻ, lạc, vừng, bí ngô,... giúp cung cấp các axit béo Omega-3, Omega-6 cho cơ thể;

Ăn nhiều rau (>300g/ngày): Súp lơ, mướp đắng, mầm đầu xanh giàu vitamin C và chất xơ có lợi trong việc loại trừ chất thải trong cơ thể, đặc biệt là các chất béo;

Thực hiện đa dạng thực phẩm trong từng bữa ăn, ăn từ 15-20 loại thực phẩm khác nhau trong ngày;

Tăng cường các hoạt động thể lực 30 – 45 phút/ngày.

Chế biến thức ăn: Hạn chế các món chiên, xào nên làm các món luộc, hấp.

Uống đủ nước: 2-2,5 lít/ngày.

Nên uống sữa đậu nành, sữa không đường, tốt nhất sữa bột đã tách bơ.

Nên ăn đều đặn: không bỏ bữa, vì nếu bị quá đói sẽ ăn nhiều trong các bữa ăn sau làm tích lũy mỡ nhanh hơn, chia 3-4 bữa ăn/ngày.

Không nên ăn sau 7 giờ tối hoặc trước khi đi ngủ.

Mẫu thực đơn

Bữa sáng: 1 bát phở bò: bánh phở 150g, 40g thịt bò, 1 quả chuối

Bữa trưa: Cơm 2 chén lưng (gạo 100-120g), thịt lợn nạc rim:40g thịt lợn. rau muống xào 200g, dưa hấu 300g.

Bữa chiều: Khoai lang luộc 1 củ (250g)

Bữa tối: Cơm 2 chén lưng, đậu khuôn 50g, thịt bò 40g xào cần 100g

Dầu thực vật 20ml (1 muỗng canh) cả ngày

Các thực phẩm có thể thay thế như sau:

Nhóm cung cấp Glucid: Có thể thay 1 lưng chén cơm = ½ chén xôi, 1 chén bánh phở, bánh canh, bánh cuốn, bánh chưng 1 cái, bánh giò 2 cái nhỏ, khoai lang 1 củ (1kg = 5 củ), mì ăn liền, phở ăn liền 1 gói.

Nhóm cung cấp Protein: Có thể thay thế 40g thịt lợn = 40g thịt bò, thịt cá, tôm, lươn, 50g giò, 1 quả trứng , 60g đậu phụ (1 miếng), 230ml sữa đậu nành không đường, 180ml sữa tươi, 200g sữa chua, 20g sữa bột tách bơ.

Quả chín cũng là nguồn cung cấp nhiều glucid, do vậy muốn ăn nhiều quả chín phải bớt cơm: 1/3 chén cơm cung cấp năng lượng tương đương 4 múi bưởi to, 2 quả cam to, 2 quả chuối, 800g dưa hấu, 5 múi mít, 250g đu đủ chín, 3 quả hồng ngâm.

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ sáu, 22 Tháng 5 2020 08:41

Chế độ ăn phòng bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng” bởi chúng không có dấu hiệu cảnh báo rõ rệt, khả năng gây tử vong cao hoặc để lại nhiều tai biến nặng nề.      

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp được coi là một trong những “chìa khóa vàng” để kiểm soát căn bệnh nguy hiểm này. 
 Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng như: tuổi tác cao, hút thuốc lá nhiều, uống nhiều rượu/bia, khẩu phần ăn không hợp lý (ăn mặn, ăn nhiều chất béo), ít hoạt động thể lực, béo phì, căng thẳng trong cuộc sống, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp…

Tăng huyết áp để lại nhiều biến chứng nặng nề như: Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim…  

  Phòng ngừa bệnh bằng chế độ ăn uống hợp lý

 Việc thực hiện lối sống lành mạnh, khoa học là một trong các biện pháp chính để phòng ngừa tăng huyết áp cũng như góp phần điều trị bệnh tăng huyết áp, nhờ đó góp phần làm giảm tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng.  
 Một trong những biện pháp phòng bệnh tăng huyết áp hữu hiệu là cải thiện chế độ ăn uống, chế độ ăn uống có sự liên quan mật thiết đến bệnh tăng huyết áp. Để phòng bệnh này, mỗi người cần giảm ăn mặn (ít hơn 4g muối mỗi ngày, ít hơn 1 muỗng cà phê muối, hoặc ít hơn 2 muỗng canh nước mắm hoặc nước tương). 

  Lựa chọn thực phẩm cho người bệnh tăng huyết áp

- Khuyến khích ăn nhóm thực phẩm giàu chất xơ: gạo lứt, gạo lật ăn nhiều rau xanh, quả chín. Nên ăn quả chín dạng miếng/múi, không ép/xay hay vắt lấy nước để tăng cường chất xơ.

- Nên ăn các loại thực phẩm nhiều acid béo omega 3: cá hồi, cá thu…

- Không nên ăn mỡ, nội tạng động vật, các loại sản phẩm chế biến sẵn: cá hộp, thịt muối, dưa cà muối, các món kho, rim, muối, các loại nước sốt, nước chấm mặn…

- Không uống các loại đồ uống có cồn: bia, rượu…

Thực đơn mẫu: Giá trị dinh dưỡng của thực đơn

Năng lượng: 1600- 1700 Kcal; Protein: 60- 65g; Lipid: 33- 35 g

 

Bữa ăn

Thực đơn số 1

Thực đơn số 2

 Bữa sáng

Phở bò (1 tô)

Bánh phở :180g

Thịt bò 40g

Dầu ăn 5g

Bún thịt (1 tô)

Bún: 200g

Thịt lợn: 40g

Dầu ăn 5g

Bữa trưa

Cơm: 2 lưng bát (Gạo tẻ 100g)

Cá quả kho: Cá quả 80g

Rau cải xanh luộc:

Cải xanh: 200g

Canh cải xanh nấu thịt:

Cải xanh: 30g

Thịt băm: 5g

Chuối tiêu 1 quả: 100g

Cơm: 2 lưng bát (Gạo tẻ 100g)

Thịt băm viên sốt cà chua:

Thịt nạc vai: 40g

Cà chua: 10g

Nộm rau muống:

Rau muống: 150g

Lạc vừng: 10g

Thanh long: 150g

Bữa tối

Cơm: 1 lưng bát con (Gạo tẻ 50g)

Thịt lợn rim tiêu: thịt lợn nạc 70g

Su hào luộc chấm muối vừng:

Su hào: 200g

Muối vừng: 5g

Canh rau ngót nấu thịt:

Rau ngót: 30g

Thịt nạc: 5g

Bưởi: 150g ( 3 múi)

Cơm: 1 lưng bát con (Gạo tẻ 50g)

Cá sốt cà chua:

Cá 80g

Cà chua: 10g

Bắp cải luộc: 200g

Canh hến nấu chua:

Hến: 10g ( phần ăn được)

Cà chua: 15g

Cam: 100g ( ½ quả)

 

Nguyên tắc:

  • Nấu chín, hầm nhừ thức ăn, không nên dùng thực phẩm ăn sống.
  • Nhai kỹ, ăn chậm
  • Không ăn quá no một lúc mà nên chia nhỏ bữa ăn ( 4-5 bữa/24h), ăn nhiều bữa để thường xuyên có tác dụng trung hòa acid, mỗi bữa ăn nên ăn nhẹ để không gây căng dạ dày vì căng dạ dày dễ gây kích thích tiết nhiều acid.
  • Không ăn quá nhiều canh cùng với bữa cơm vì men tiêu hóa dễ bị pha loãng dẫn đến sự tiêu hóa sẽ kém đi, cũng không nên ăn thức ăn đặc quá vì các men tiêu hóa sẽ không thấm vào thức ăn.
  • Không nên ăn thức ăn quá nóng ( vì làm xung huyết dạ dày) và lạnh quá( vì làm co bóp mạnh cơ dạ dày), nhiệt độ thích hợp để thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu là 40-50 độ C.
 

Những thức ăn không nên dùng

  • Những thức ăn nhiều mùi vị, chất thơm như thịt quay, rán, nướng, thịt cá ướp muối, những thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Các loại thịt nguội chế biến sẵn: dăm bông, lạp xưỡng, xúc xích, các loại nước sốt, nước thịt cá đậm đặc.
  • Sữa chua
  • Những thức ăn cứng, dai gây cọ xát niêm mạc dạ dày như: thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ già, quả sống.
  • Gia vị: giấm, tỏi, tiêu, ớt, dưa cà muối.
  • Quả chua, đu đủ chín, chuối tiêu, táo.
  • Chè, cà phê đặc, rượu thuốc lá.

Mẫu thực đơn

Giờ ăn

Thứ 2,5

Thứ 3,6,CN

Thứ 4,7

7h

Bánh mì 1 cái,

Chà bông 20g,

Sữa 200ml

Phở bò 1 tô

Sữa đậu nành 200ml

Cháo đậu xanh 1 chén + 1 quả trứng gà.

11h

Cơm 2 chén nhỏ

Súp khoai tây, cà rốt: (200g) + thịt nạc(100g)

Đậu phụ hấp 200g

Cơm 2 chén nhỏ

Thịt luộc 100g

Canh sú (100g) nấu tôm khô(10g)

Dưa hấu 200g.

Cơm 2 chén nhỏ

Cá lóc kho nhạt(100g)

Rau cải luộc 150g

Thanh long 200g.

 

16h

Cơm 2 chén nhỏ

Trứng hấp thịt(trứng 1 quả+ thịt nạc 70g)

Rau xà lách xoong luộc 100g.

 

Cơm 2 chén nhỏ

Súp đậu nấu cà rốt 100g+ thịt bò nạc 30g+ dầu ăn+ hành ngò.

Cơm 2 chén nhỏ

Đậu 2 thìa nhồi thịt 50g+ hanhg 5g

Canh rau ngót 100g

20h

Bánh quy 50g

Chè đậu đen 200ml

Khoai sọ luộc 50g

Chè vừng đen 100ml

Bánh quy 50g

Chè đậu xanh 200ml

 

 

Page 12 of 12

Bệnh Viện Phục Hồi Chức Năng Lâm Đồng