Donhoavn
Hướng dẫn quy trình và thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Người bệnh khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được chi trả BHYT trực tiếp khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các bước làm thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế chi tiết.
Người bệnh muốn hưởng bảo hiểm y tế cần thực hiện theo thủ tục quy định
1. Quy trình và thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là các bước mà người tham gia bảo hiểm y tế phải thực hiện khi đến cơ sở khám chữa bệnh để được hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế phụ thuộc vào trường hợp cụ thể của người bệnh, nhưng nói chung bao gồm các bước được thực hiện theo trình tự như sau:
1) Đối với người đi khám chữa bệnh: Xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng, giấy tờ tùy thân có ảnh. Ngoài ra, tùy từng trường hợp có thể phải xuất trình thêm một số giấy tờ khác.
2) Cơ sở khám chữa bệnh (hoặc giám định viên thường trực tại cơ sở khám chữa bệnh): kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ trên khi người bệnh xuất trình, giải quyết chế độ BHYT cho người bệnh.
Sau khi hoàn tất thủ tục khám chữa bệnh BHYT, bệnh nhân sẽ được BHYT thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT theo mức hưởng tại cơ sở khám chữa bệnh.
Căn cứ Quyết định số 4384/QĐ-BYT ngày 01/12/2023 của Bộ Y tế ban hành về việc công bố 2 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực y tế. Theo đó, các bước làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở y tế như sau:
Bước 1: Hồ sơ khám chữa bệnh hưởng BHYT theo quy định.
Bệnh nhân đến quầy thực hiện làm thủ tục KCB có bảo hiểm y tế và xuất trình cho nhân viên y tế các loại giấy tờ sau
1) Thẻ BHYT giấy, hoặc thẻ BHYT điện tử (hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, VNeID - đã tích hợp) còn giá trị sử dụng.
2) Giấy tờ chứng minh nhân thân như thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử; mã QR code định danh điện tử mức độ 2, hình ảnh thẻ CCCD trên ứng dụng VNeID hoặc thẻ CMND.
3) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, BHYT theo Mẫu TK1-TS.
- Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT và bản sao của giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh.
- Trường hợp người tham gia BHYT nhập viện cấp cứu, được KCB tại bất kỳ cơ sở KCB nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ tùy thân trước khi ra viện.
Trong một số trường hợp như tái khám hay chuyển tuyến điều trị, người tham gia BHYT chuẩn bị thêm một số giấy tờ liên quan khác như:
- Giấy hẹn khám lại của cơ sở KCB trong trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị.
- Giấy chuyển tuyến KCB BHYT và hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở KCB BHYT trong trường hợp chuyển tuyến điều trị.
- Cơ sở KCB BHYT có trách nhiệm chuyển tuyến bệnh nhân kịp thời đến cơ sở KCB khác trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật theo quy định.
Như vậy, hồ sơ khám chữa bệnh, bao gồm thẻ bảo hiểm y tế, giấy tờ tùy thân và các giấy tờ khác tùy theo trường hợp (như giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại, giấy công tác, giấy đăng ký tạm trú...).
Nhân viên y tế sẽ photo các loại giấy tờ cần thiết thành 1 bộ hồ sơ và gửi lại cho bệnh nhân kèm thông tin về nơi tiếp nhận hồ sơ khám chữa bệnh.
Bước 2: Nộp hồ sơ khám chữa bệnh cho cơ sở khám chữa bệnh, để cơ sở đó kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và có trách nhiệm giải quyết ngay sau khi xuất trình thẻ BHYT và thành phần hồ sơ hưởng BHYT cho người bệnh.
Bước 3: Thanh toán chi phí khám chữa bệnh trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh, theo tỷ lệ đóng góp bảo hiểm y tế của người bệnh. Chi phí khám chữa bệnh BHYT được trừ trực tiếp vào chi phí khám chữa bệnh khi làm thủ tục thanh toán khi kết thúc điều trị.
Bạn cần đến quầy thanh toán khu vực khám chữa bệnh có BHYT để thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người bệnh, bạn chỉ phải thanh toán phần tiền còn lại sau khi đã trừ khoản tiền bảo hiểm y tế chi trả.
Trong quá trình khám và điều trị bệnh tại cơ sở y tế, người bệnh có thể phải mua thuốc điều trị, hỗ trợ điều trị theo chỉ định. Trong trường hợp bạn khám chữa bệnh có bảo hiểm y tế cũng sẽ được hỗ trợ một số loại thuốc. Bạn hãy đem đơn thuốc đến quầy thuốc BHYT để nhận thuốc miễn phí hoặc được BHYT hỗ trợ về giá giúp bạn tối ưu chi phí.
Bệnh nhân được thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở khám chữa bệnh
2. Những trường hợp khám chữa bệnh được BHYT chi trả
Không phải trong trường hợp nào thì người khám chữa bệnh BHYT cũng được hưởng quyền lợi từ BHYT. Theo quy định tại Điều 21 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung bởi Luật số 46/VBHN-VPQH ban hành ngày 10/12/2018 các trường hợp được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí nếu thuộc phạm vi sau:
1) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
2) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i Khoản 3, Điều 12, của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Lưu ý: Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT được Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành.
Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp dù người bệnh có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh đúng tuyến theo quy định nhưng không được BHYT chi trả nếu thuộc các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 23 Luật bảo hiểm y tế 2014.
VIÊM QUANH KHỚP VAI (VIÊM CHU VI VAI)
Nguyên nhân và các thể bệnh:
Viêm quanh khớp vai rất thường gặp đặc biệt ở những người có độ tuổi 40-60 tuổi chiếm tỷ lệ 3-5% người độ tuổi này.
Bạn cảm thấy :
Đau ê ẩm nhiều về đêm,hạn chế tầm vận động vai trái hoặc vai phải,ở mọi hướng dặc biệt các động tác như : gãi lưng,gài dây áo lót,chống nạnh,với tay lên cao….
Sau quá trình chấn thương viêm gân, thoái hóa hay vôi hóa phần mềm,thời tiết lạnh ẩm,vận động khớp vai nhanh và mạnh đột ngột,các bệnh lý khớp vai,bệnh cột sống….
Điều trị viêm quanh khớp vai ( viêm chu vi vai): Nên điều trị sớm tác động vào vùng vai bị viêm, kết hợp tập vật lý trị liệu PHCN,điện trị liệu để bệnh nhân sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Gặp các vấn đề trên hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện phục hồi chức năng Lâm Đồng để được thăm khám, điều trị và tư vấn.
Với phương châm “UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - PHỤC HỒI NHANH“ cùng với cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp,nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi hy vọng sẽ mang lại cho quý bệnh nhân sự phục vụ tốt nhất và hiệu quả nhất!
BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH LÂM ĐỒNG
Địa chỉ: 35 Hùng Vương - p10 -Đà Lạt
Hotine: 02633.597.279
🌿KHI NÀO CẦN SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN TRẺ TỰ KỈ
Văn bản, Thông Báo
VĂN BẢN CỦA ĐƠN VỊ
VĂN BẢN, CHỈ ĐẠO CỦA CẤP TRÊN
STT | Loại Văn bản | Số | Ngày ký | Nội dung |
1 | Luật | 15/2023/QH15 | 09/01/2023 | Luật Khám chữa bệnh |
2 | Nghị định | 96/2023/NĐ-CP | 30/12/2023 | |
3 | Thông tư | 32/2023/TT-BYT | 31/12/2023 | |
4 | Công văn | 1563/SYT-TCCB | 29/05/2024 |
Rà soát số lượng CBCCVC và người lao động đủ tiêu chuẩn xét tặng kỷ niệm chương (kèm theo danh mục rà soát tặng KNC vì sự phát triển tỉnh Lâm Đồng) |
🔻NGUYÊN NHÂN ĐAU THẦN KINH TỌA, LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC
Bạn cảm thấy:
Đau nhói, nhức mỏi, tê bì từ vùng thắt lưng xuống tận lòng bàn chân
Cảm giác đau châm chích như có kiến bò trên chân hoặc cảm giác tê nóng, đau rát.
Khó khăn trong việc thực hiện các động tác như cúi xuống, nâng vật nặng hoặc thậm chí là đi lại.
Đây chính là dấu hiệu của đau thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm suy yếu vận động có thể dẫn đến t.àn phế ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống vì vậy cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa bao gồm:
Nguyên nhân thông thường là đĩa đệm cột sống tổn thương ra và chèn ép trực tiếp lên dây thần kinh tọa. Đĩa đệm có nhiệm vụ giảm sốc cho cột sống nhưng trong một số trường hợp có thể thoát vị và chèn ép lên dây thần kinh.
Các nguyên nhân khác bao gồm: chấn thương, viêm khớp thoái hóa gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa, viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn, u)
Hiếm gặp hơn nữa là dây thần kinh tọa bị chèn bởi khối u, bị chảy máu trong, nhiễm trùng và biến chứng từ chấn thương, mang thai.
Đau thần kinh tọa có thể chữa khỏi nếu điều trị sớm, tác động gốc rễ vào nguyên nhân và điều trị đúng phương pháp.
Bệnh viện Phục hồi chức năng Khám điều trị các vấn đề về cơ xương khớp với phương pháp vật lý trị liệu đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ hậu điều trị - Phục hồi chức năng tác động trực tiếp vào sự sai lệch ở vị trí cột sống bị thoát vị giúp hàng ngàn bệnh nhân “tạm biệt” cơn đau thần kinh tọa để trở lại cuộc sống bình thường
Gặp tình trạng trên hoặc các vấn đề về cơ xương khớp xin liên hệ với chúng tôi:
BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH LÂM ĐỒNG
Địa chỉ: 35 Hùng Vương - p10 -Đà Lạt
Hotine: 02633597279
Với phương châm "UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - PHỤC HỒI NHANH"
Chúng tôi hy vọng sẽ mang lại cho quý bệnh nhân sự phục vụ tốt nhất và hiệu quả nhất
Thanh lý tài sản
THÔNG BÁO, QUYẾT ĐỊNH THANH LÝ TÀI SẢN 2021
- 228/QĐ-PHCN Quyết định việc thanh lý tài sản năm 2021
- 706/TB-PHCN Thông báo kết quả thanh lý tài sản CCDC năm 2021 (Phụ lục kèm theo)
THÔNG BÁO, QUYẾT ĐỊNH THANH LÝ TÀI SẢN 2023
- 249 Quyết định vv xin thanh lý tài sản đã hết khấu hao, hỏng không còn giá trị sử dụng
- 251 Quyết định Về việc thành lập Hội đồng thẩm định giá trị còn lại của tài sản xin thanh lý
- 250 Quyết định thành lập Hội đồng thanh lý tài sản của Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lâm Đồng