Donhoavn

Donhoavn

Bong gân là tình trạng chấn thương phổ biến trong lúc vận động không đúng cách hay vận động quá mạnh. Bong gân gây ra những biến chứng lâu dài khi phát hiện muộn hoặc chữa trị sai cách.
💥Những nguyên nhân gây bong gân
Mọi lứa tuổi đều có khả năng bị bong gân khi gặp sự cố.Dưới đây là những nguyên nhân chính gây chấn thương bong gân:
- Chấn thương trong lúc chơi thể thao
- Gặp phải những tai nạn, sự cố trong sinh hoạt, lao động…
- Những vận động viên bóng đá, bóng chuyền,… có tỷ lệ chấn thương bong gân cao trong lúc thi đấu…
💥Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết khi bị bong gân
- Dấu hiệu đầu tiên để nghi ngờ bị bong gân là người bệnh cảm thấy rất đau ngay sau khi bị chấn thương, cơn đau vẫn kéo dài sau đó, đau nhiều khi chạm hay ấn vào vùng chấn thương.
- Sau vài giờ khi bị bong gân, vùng khớp bị tổn thương mới bị sưng lên, đây là một triệu chứng của bong gân. Vì vậy, nếu người bệnh không chú ý hoặc chủ quan về bệnh mà vẫn di chuyển, hoạt động bình thường, dẫn đến tình trạng chấn thương nặng.
- Bầm tím là triệu chứng xuất hiện khi các dây chằng, cơ, gân bị tổn thương và chảy máu dẫn đến ngấm và biểu hiện qua bên ngoài da. Vì thế, bầm tím không xảy ra ngay khi bị chấn thương, mà qua một thời gian thì người bệnh mới nhìn thấy tình trạng này.
- Đau, sưng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động ở vùng khớp bị chấn thương, đặc biệt, sau một ngày, các khớp cứng và người bệnh không thể hoạt động như bình thường.
💥Chẩn đoán và cách trị bong gân
- Khi bị bong gân, bạn không nên chủ quan, tự điều trị tại nhà mà hãy đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn về những tình huống nghi ngờ gây chấn thương, tiền sử bệnh, các thói quen về sinh hoạt, thể thao, lao động. Ngoài ra, để kết luận bệnh, bạn cần phải thực hiện test vẹo trong, vẹo ngoài khớp, Lachman test hay các xét nghiệm liên quan.
- Bong gân là chấn thương tuy không hiếm gặp nhưng bạn không nên chủ quan. Nếu xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng của bong gân, hãy đến ngay Bệnh viện PHCN LĐ. Ở đây, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa giỏi, có kinh nghiệm lâu năm trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và đưa ra cách trị bong gân phù hợp với mức độ bệnh.
👉Hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện phục hồi chức năng Lâm Đồng để được thăm khám, điều trị và tư vấn.
🚨 Với phương châm “UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - PHỤC HỒI NHANH“ cùng với cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp,nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi hy vọng sẽ mang lại cho quý bệnh nhân sự phục vụ tốt nhất và hiệu quả nhất!
BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH LÂM ĐỒNG
🏥 Địa chỉ: 35 Hùng Vương - p10 -Đà Lạt
📞Hotine: 02633.597.279
🌸 Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thì đệm mỡ dưới gan bàn chân trẻ dày, làm cho bàn chân tiếp đất toàn bộ khi trẻ đứng, và rất nhiều phụ huynh nhầm lẫn, lo lắng có thể trẻ đang mắc hội chứng bàn chân bẹt. Đây là một hiểu biết sai lầm.
🧑🏻⚕️ Có thể nhận biết bàn chân bẹt và bàn chân thường khi ta nhìn vào gót chân của trẻ, trẻ bị mắc hội chứng bàn chân bẹt thì gót chân trẻ bị lệch ( vẹo ) ra ngoài.
🔷Nguyên nhân phổ biến:
🔹 Thói quen lúc nhỏ:
- Thói quen đi chân đất, đi dép, giày đế phẳng
- Thói quen ngồi kiểu "W" (ngồi xổm, hai bàn chân xoay ra ngoài)
🔹 Rối loạn phát triển cơ, sụn, xương:
- Chậm phát triển của cơ và dây chằng bàn chân
- Dị tật bẩm sinh của xương bàn chân
🔹 Béo phì: Trọng lượng cơ thể quá lớn gây áp lực lên hõm bàn chân, dẫn đến bẹt dần.
🔹Chấn thương
🏩 Áp dụng quy trình chẩn đoán bàn chân bẹt ở trẻ em với 2 phương pháp:
✅Chụp X-ray bàn chân thẳng nghiêng có chịu lực
✅ Đo áp lực bàn chân.
Đây là 2 cách chính xác nhất để chẩn đoán bàn chân bẹt ở trẻ.
💙💕 Khi cha mẹ nhận thấy dấu hiệu gót chân trẻ bị lệch ( vẹo ) ra ngoài, nên cho bé tới Bệnh viện Phục hồi chức năng Lâm Đồng để được chẩn đoán sớm và chính xác nhất. Ban đầu bàn chân bẹt không gây đau, tuy nhiên, khi trẻ lớn lên, gót chân 2 bên bị lệch, mất cân đối, sẽ rất khó khăn khi đi lại, chạy nhảy và có thể dẫn tới : đau mắt cá chân, đau đầu gối, đau khớp háng hay đau thắt lưng.
Khi được phát hiện sớm, trẻ bàn chân bẹt sẽ được chỉ định mang giày, nẹp chỉnh hình y khoa. Đây là giải pháp đơn giản, hiệu quả, không gây đau đớn để điều chỉnh tật bàn chân bẹt ở trẻ.
➡️➡️➡️ Bệnh viện Phục hồi chức năng Lâm Đồng cung cấp quy trình đầy đủ nhất trong điều trị bàn chân bẹt ở trẻ.
Với phương châm “UY TÍN - CHẤT LƯỢNG - PHỤC HỒI NHANH“ cùng với cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp,nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi hy vọng sẽ mang lại cho quý bệnh nhân sự phục vụ tốt nhất và hiệu quả nhất!
BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH LÂM ĐỒNG
Địa chỉ: 35 Hùng Vương - p10 -Đà Lạt
Hotine: 02633.597.279

📍Nhân tháng hành động vì trẻ em và Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, chiều ngày 29/05/2024, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng, Sở Lao Động Thương Binh Và Xã Hội tỉnh Lâm Đồng cùng một số đơn vị trên địa bàn Thành phố phối hợp với Bệnh viện Phục hồi chức năng Lâm Đồng tổ chức Thăm hỏi, tặng quà cho các cháu bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nhi.
📍Tham dự chương trình gồm các đồng chí:
- Đ/C Phạm S - PCT UBND tỉnh;
- Các đ/c là lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND TP Đà Lạt;
- Đại diện các cơ quan, đơn vị liên quan.
📍Chương trình là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, góp phần động viên, chia sẻ và tiếp thêm nghị lực để các bệnh nhi có thêm niềm vui, cùng gia đình vượt qua khó khăn, bệnh tật, khích lệ tinh thần các em yên tâm điều trị, sớm bình phục để trở về với gia đình.

     


BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH LÂM ĐỒNG
🏥 Địa chỉ: 35 Hùng Vương - p10 -Đà Lạt
📞Hotine: 02633.597.279

Thứ sáu, 10 Tháng 5 2024 02:11

BÀI TUYÊN TRUYỀN LUẬT CĂN CƯỚC

Luật Căn cước năm 2023 được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 6, thông qua ngày 27/11/2023 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 46), gồm 07 chương, 46 điều, quy định về: cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

>>Click để tải Các tài liệu liên quan<<

Qua 9 năm triển khai thi hành, Luật Căn cước công dân 2014 đã tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc đi lại, thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại. Tuy nhiên, việc thi hành Luật cũng bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần giải quyết; nhất là việc sửa đổi, bổ sung quy định để thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số ở nước ta theo Đề án 06. Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm tăng cường hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Do vậy, để tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta, việc sửa đổi Luật Căn cước công dân năm 2014 là cần thiết.

Luật Căn cước năm 2023 được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 6, thông qua ngày 27/11/2023, gồm 07 chương, 46 điều, quy định về: cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 46.

Theo đó, Luật Căn cước có nhiều điểm mới so với Luật Căn cước công dân năm 2014, như:

01. Chính thức đổi tên Căn cước công dân thành Căn cước (Điều 3).

02. Giá trị sử dụng của Thẻ căn cước công dân, Chứng minh nhân dân đã được cấp (Điều 46).

(1) Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày 01/7/2024 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ.Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.

(2) Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

(3) Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng.

03. Chứng minh nhân dân hết hiệu lực từ 01/01/2025 (Điều 46)

Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến ngày 31/12/2024.

04. Bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước (Điều 18)

Thẻ Căn cước mới đã bỏ thông tin quê quán, nơi thường trú, vân tay, đặc điểm nhận dạng, thay vào bằng thông tin nơi đăng ký khai sinh và nơi cư trú.

05. Mở rộng đối tượng được cấp thẻ căn cước (Điều 18, Điều 19)

- Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.

- Công dân Việt Nam có nơi cư trú gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú hoặc nơi ở hiện tại được thu thập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ( thẻ căn cước mới thay thông tin thường trú bằng thông tin nơi cư trú).

06. Cấp thẻ Căn cước cho người dưới 06 tuổi (Điều 23)

- Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia.

- Không thu nhận thông tin nhân dạng và sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi.

07. Bổ sung quy định cấp Giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch (Điều 3 và Điều 30)

(1) Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam, chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên.

(2) Giấy chứng nhận căn cước có giá trị chứng minh về căn cước để thực hiện các giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.

08. Bổ sung quy định cấp Căn cước điện tử (Điều 31 và Điều 33)

(1) Mỗi công dân Việt Nam được cấp 01 Căn cước điện tử. Căn cước điện tử của công dân được cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an tạo lập ngay sau khi công dân hoàn thành thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 (VNeID)

(2) Căn cước điện tử sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

09. Bổ sung quy định thu thập thông tin sinh trắc học (Điều 16 và Điều 23)

(1) Thu nhận thông tin sinh trắc học mống mắt đối với công dân từ đủ 06 tuổi trở lên khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.

(2) Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp khi thực hiện thủ tục cấp căn cước.

10. Bổ sung quy định về việc tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước (Điều 22)

(1) Thông tin tích hợp vào thẻ căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

(2) Người dân đề nghị tích hợp thông tin vào thẻ căn cước khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện việc cấp thẻ căn cước.

(3) Việc sử dụng thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác./.

Bởi ebh.vn - 18/12/2023

Người bệnh khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được chi trả BHYT trực tiếp khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các bước làm thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế chi tiết.

Hướng dẫn thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Người bệnh muốn hưởng bảo hiểm y tế cần thực hiện theo thủ tục quy định

1. Quy trình và thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là các bước mà người tham gia bảo hiểm y tế phải thực hiện khi đến cơ sở khám chữa bệnh để được hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế phụ thuộc vào trường hợp cụ thể của người bệnh, nhưng nói chung bao gồm các bước được thực hiện theo trình tự như sau:

1) Đối với người đi khám chữa bệnh: Xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng, giấy tờ tùy thân có ảnh. Ngoài ra, tùy từng trường hợp có thể phải xuất trình thêm một số giấy tờ khác.

2) Cơ sở khám chữa bệnh (hoặc giám định viên thường trực tại cơ sở khám chữa bệnh): kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ trên khi người bệnh xuất trình, giải quyết chế độ BHYT cho người bệnh.

Sau khi hoàn tất thủ tục khám chữa bệnh BHYT, bệnh nhân sẽ được BHYT thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT theo mức hưởng tại cơ sở khám chữa bệnh.

Căn cứ Quyết định số 4384/QĐ-BYT ngày 01/12/2023 của Bộ Y tế ban hành về việc công bố 2 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực y tế. Theo đó, các bước làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở y tế như sau:

Bước 1: Hồ sơ khám chữa bệnh hưởng BHYT theo quy định.

Bệnh nhân đến quầy thực hiện làm thủ tục KCB có bảo hiểm y tế và xuất trình cho nhân viên y tế các loại giấy tờ sau

1) Thẻ BHYT giấy, hoặc thẻ BHYT điện tử (hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, VNeID - đã tích hợp) còn giá trị sử dụng.

2) Giấy tờ chứng minh nhân thân như thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử; mã QR code định danh điện tử mức độ 2, hình ảnh thẻ CCCD trên ứng dụng VNeID hoặc thẻ CMND.

3) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, BHYT theo Mẫu TK1-TS.

- Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT và bản sao của giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh.

- Trường hợp người tham gia BHYT nhập viện cấp cứu, được KCB tại bất kỳ cơ sở KCB nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ tùy thân trước khi ra viện.

Trong một số trường hợp như tái khám hay chuyển tuyến điều trị, người tham gia BHYT chuẩn bị thêm một số giấy tờ liên quan khác như:

- Giấy hẹn khám lại của cơ sở KCB trong trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị.

- Giấy chuyển tuyến KCB BHYT và hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở KCB BHYT trong trường hợp chuyển tuyến điều trị.

-  Cơ sở KCB BHYT có trách nhiệm chuyển tuyến bệnh nhân kịp thời đến cơ sở KCB khác trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật theo quy định.

Như vậy, hồ sơ khám chữa bệnh, bao gồm thẻ bảo hiểm y tế, giấy tờ tùy thân và các giấy tờ khác tùy theo trường hợp (như giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại, giấy công tác, giấy đăng ký tạm trú...).

Nhân viên y tế sẽ photo các loại giấy tờ cần thiết thành 1 bộ hồ sơ và gửi lại cho bệnh nhân kèm thông tin về nơi tiếp nhận hồ sơ khám chữa bệnh.

Bước 2: Nộp hồ sơ khám chữa bệnh cho cơ sở khám chữa bệnh, để cơ sở đó kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và có trách nhiệm giải quyết ngay sau khi xuất trình thẻ BHYT và thành phần hồ sơ hưởng BHYT cho người bệnh.

Bước 3: Thanh toán chi phí khám chữa bệnh trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh, theo tỷ lệ đóng góp bảo hiểm y tế của người bệnh. Chi phí khám chữa bệnh BHYT được trừ trực tiếp vào chi phí khám chữa bệnh khi làm thủ tục thanh toán khi kết thúc điều trị. 

Bạn cần đến quầy thanh toán khu vực khám chữa bệnh có BHYT để thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người bệnh, bạn chỉ phải thanh toán phần tiền còn lại sau khi đã trừ khoản tiền bảo hiểm y tế chi trả.

Trong quá trình khám và điều trị bệnh tại cơ sở y tế, người bệnh có thể phải mua thuốc điều trị, hỗ trợ điều trị theo chỉ định. Trong trường hợp bạn khám chữa bệnh có bảo hiểm y tế cũng sẽ được hỗ trợ một số loại thuốc. Bạn hãy đem đơn thuốc đến quầy thuốc BHYT để nhận thuốc miễn phí hoặc được BHYT hỗ trợ về giá giúp bạn tối ưu chi phí.

thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT  trực tiếp tại cơ sở y tế

Bệnh nhân được thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở khám chữa bệnh

2. Những trường hợp khám chữa bệnh được BHYT chi trả

Không phải trong trường hợp nào thì người khám chữa bệnh BHYT cũng được hưởng quyền lợi từ BHYT. Theo quy định tại Điều 21 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung bởi Luật số 46/VBHN-VPQH ban hành ngày 10/12/2018 các trường hợp được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí nếu thuộc phạm vi sau:

1) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

2) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i Khoản 3, Điều 12, của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Lưu ý: Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT được Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành.

Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp dù người bệnh có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh đúng tuyến theo quy định nhưng không được BHYT chi trả nếu thuộc các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 23 Luật bảo hiểm y tế 2014.

Page 2 of 12

Bệnh Viện Phục Hồi Chức Năng Lâm Đồng