Donhoavn
KỸ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ PHÒNG CHỐNG LỪA ĐẢO TRỰC TUYẾN
Thời gian qua, người dân Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với vấn nạn lừa đảo qua mạng (lừa đảo trực tuyến), các đối tượng lừa đảo tìm mọi cách để lợi dụng, khai thác đánh vào điểm yếu nhất là con người. Bằng thủ đoạn tinh vi, đối tượng lừa đảo áp dụng nhiều biện pháp tác động tâm lý để lấy lòng tin và dẫn dắt theo kịch bản. Các hình thức lừa đảo trên mạng liên tục gia tăng không ngừng, từ lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo tình cảm, lừa đảo đầu tư… Và mục tiêu cuối cùng của các đối tượng nhằm đến là “tài chính”.
I. KỸ NĂNG NHẬN BIẾT
Các đối tượng lừa đảo thường áp dụng các thủ đoạn tác động tâm lý để tiếp cận nạn nhân như: Tự nhận/giả mạo là cơ quan công quyền (công an, viện kiểm sát, cán bộ đang làm việc tại các Bộ/Ngành...), đơn vị cung cấp dịch vụ, các tổ chức tài chính ngân hàng, gia đình bạn bè,... để đánh vào nỗi sợ hãi, lòng tham, tình cảm, chủ quan...
Các kênh thường được đối tượng lừa đảo sử dụng để tiếp cận gồm:
- Cuộc gọi qua SIM
- Tin nhắn (SMS)/ Thư điện tử (Email)
- Mạng xã hội
- Nền tảng chat OTT (Ví dụ: Zalo, WhatsApp, Viber, Telegram...). Đôi khi các đối tượng còn sử dụng trực tiếp các kênh OTT này để tiếp cận nạn nhân.
- Website giả mạo
- Các ứng dụng giả mạo
II. KỸ NĂNG XỬ LÝ
1. Xử lý khi gặp lừa đảo trực tuyến
- Chủ động chặn các tin nhắn cuộc gọi: Khi được tiếp cận bởi các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân nên chủ động ngắt liên lạc, chặn tin nhắn.
- Tìm kiếm thông tin trên mạng: Tìm kiếm các phương thức, thông tin liên quan tới hành vi lừa đảo, rất có thể hành vi đó đã được báo cáo và đăng tải bởi các cơ quan truyền thông hoặc nạn nhân khác.
- Gửi cảnh báo về Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam tại địa chỉ canhbao.khonggianmang.vn
2. Xử lý sau khi bị lừa đảo trực tuyến
2.1. Trường hợp bị dẫn dụ chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo:
- Dừng chuyển tiền, tuyệt đối không tiếp tục làm theo lời dẫn dụ của đối tượng lừa đảo.
- Liên hệ ngay lập tức với ngân hàng và tổ chức tài chính để báo cáo lừa đảo và yêu cầu họ dừng mọi giao dịch.
- Trình báo lừa đảo: Trình báo vụ việc lừa đảo trực tuyến với các cơ quan chức năng như lực lượng công an địa phương.
2.2. Trường hợp bị mất các thông tin đăng nhập, chiếm quyền điều khiển thiết bị:
- Liên hệ với ngân hàng hoặc các đơn vị tài chính: Trong trường hợp thông tin tài chính bị đối tượng lừa đảo chiếm đoạt, liên hệ ngay với ngân hàng hoặc các đơn vị tài chính để thông báo về sự cố và khóa tài khoản. Điều này sẽ giúp ngăn chặn các đối tượng thực hiện giao dịch trái phép.
- Thay đổi toàn bộ mật khẩu có độ khó cao, trên 12 ký tự (bao gồm chữ số chữ hoa, chữ thường và các ký tự đặc biệt) đồng thời bật tính năng bảo mật hai bước trên các nền tảng trực tuyến đang sử dụng.
- Kiểm tra thiết bị và hệ thống: Sử dụng phần mềm diệt virus và các công cụ bảo mật khác để quét thiết bị nhằm phát hiện và loại bỏ phần mềm độc hại.
- Cài đặt lại hệ thống thiết bị: Trong trường hợp nhận thấy thiết bị có dấu hiệu bị xâm nhập, người dân nên đặt lại dữ liệu, đưa thiết bị về trạng thái nguyên bản nhằm loại bỏ các phần mềm độc hại, ngăn không cho đối tượng thực hiện hành truy cập vào các tài khoản trực tuyến.
III. KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH
Kỹ năng phòng tránh lừa đảo trực tuyến cung cấp các kiến thức cần thiết để bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro trên internet. Dưới đây là các kỹ năng cơ bản và nâng cao giúp bạn phòng tránh các hình thức lừa đảo trực tuyến hiệu quả.
1. Kỹ năng phòng tránh cơ bản:
Việc nâng cao nhận thức, luôn cảnh giác trước những bất thường khi tham gia không gian mạng là những kỹ năng cơ bản giúp hạn chế tối đa rủi ro không đáng có. Để phòng tránh lừa đảo trực tuyến, người dùng cần:
- Kiểm tra nguồn gốc thông tin: Xác định xem thông tin đến từ nguồn đáng tin cậy hay không. Kiểm tra tên miền và đường dẫn URL của trang web. Hãy chú ý đến các tên miền khác thường, có lỗi chính tả hoặc không có các chứng chỉ tín nhiệm mạng.
- Cảnh giác với người lạ kết bạn qua mạng xã hội, qua Zalo, Telegram… Khi có dấu hiệu khả nghi ngay lập tức không kết bạn và không trả lời. Ngoài ra ẩn đi danh sách bạn bè của mình trên các tài khoản mạng xã hội để tránh bị đối tượng lừa đảo biết đến các mối quan hệ xung quanh của mình.
- Cảnh giác với email và tin nhắn lạ: Các email hoặc tin nhắn lừa đảo thường giả mạo các tổ chức uy tín (như ngân hàng, đơn vị nhà nước hoặc công ty công nghệ). Kiểm tra kỹ địa chỉ email người gửi, so sánh đối chiếu với địa chỉ email được ghi trên các cổng thông tin chính thống. Thông thường, các địa chỉ Email giả mạo sẽ bao gồm các ký tự thừa, tên miền không chính xác.
- Cẩn thận với các yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài chính: Không chia sẻ thông tin cá nhân hoặc tài chính qua email hoặc tin nhắn cho các đối tượng lạ. Ngoài các đơn vị ngân hàng, các tổ chức hoặc doanh nghiệp uy tín sẽ không yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân.
- Cảnh giác với những yêu cầu đặt cọc hoặc chuyển khoản trước: Tuyệt đối không chuyển tiền cho các đối tượng lạ trong mọi trường hợp. Đối với các giao dịch trực tiếp, người dân được khuyến cáo nên thực hiện trực tiếp hoặc thông qua cá nhân hoặc tổ chức trung gian uy tín.
2. Kỹ năng phòng tránh nâng cao:
Bên cạnh việc nâng cao nhận thức, người dùng cũng cần những kỹ năng nâng cao giúp phòng tránh lừa đảo trực tuyến một cách hiệu quả nhất, bao gồm:
- Bảo vệ thông tin cá nhân: Tránh chia sẻ quá nhiều thông tin, hình ảnh cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội. Ẩn hết các thông tin cá nhân như địa chỉ, ngày tháng năm sinh, số điện thoại…). Khi đăng gì lên mạng xã hội nên cân nhắc kỹ và nên chia sẻ ở chế độ bạn bè.
- Sử dụng mật khẩu dài và phức tạp: Đảm bảo mỗi tài khoản trực tuyến sở hữu mật khẩu mạnh, bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Tránh sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản.
- Thiết lập xác thực đa yếu tố (2FA): Kích hoạt xác thực đa yếu tố đối với các tài khoản trực tuyến. Điều này đồng nghĩa với việc bổ sung một lớp xác thực (thông qua tin nhắn, email hoặc cuộc gọi) ngoài mật khẩu nhằm gia tăng mức độ bảo mật cho tài khoản.
- Cập nhật phần mềm bảo mật: Cài đặt và thường xuyên cập nhật các phần mềm diệt virus, tường lửa, và các công cụ bảo mật khác để bảo vệ thiết bị khỏi các phần mềm có chứa mã độc và các mối đe dọa khác.
- Sao lưu dữ liệu định kỳ: Sao lưu dữ liệu quan trọng thường xuyên để tránh mất dữ liệu trong trường hợp bị tấn công hoặc bị lừa đảo.
IV. KỸ NĂNG BẢO VỆ
1. “Nguyên tắc vàng” bảo vệ bản thân khỏi lừa đảo trực tuyến
* Nguyên tắc 1: Hãy chậm lại
Những đối tượng lừa đảo thường tạo ra cảm giác cấp bách để chúng có thể vượt qua khả năng nhận định của bạn. Những cuộc gọi, tin nhắn... thúc giục phải hành động nhanh như: thời gian khuyến mãi đã hết; nếu không chuyển tiền bây giờ bạn và người thân phải thực hiện các thủ tục tố tụng...Trong tình huống này, bạn hãy dành thời gian suy nghĩ kỹ và đặt câu hỏi tìm hiểu kỹ nội dung, thông tin để tránh bị dồn vào tình huống xấu.
* Nguyên tắc 2: Kiểm tra tại chỗ
Tìm hiểu thêm để xác thực thông tin bạn đang nhận được. Nếu bạn nhận được một cuộc gọi không mong muốn, hãy tra cứu số ngân hàng, cơ quan, hoặc tổ chức đang gọi đến và liên hệ lại trực tiếp.
* Nguyên tắc 3: Dừng lại! Không gửi
Không một cá nhân hoặc cơ quan nào yêu cầu thanh toán ngay tại chỗ. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy giao dịch không đáng tin, hãy dừng lại vì có thể đây là dấu hiệu lừa đảo.
2. Quy tắc “6 KHÔNG”
- KHÔNG cung cấp thông tin cá nhân, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng của mình cho đối tượng không quen biết; thận trọng rà soát và kiểm tra kỹ thông tin trước khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền.
- KHÔNG kết bạn và nói chuyện với người lạ, đặc biệt là những tài khoản có hình ảnh ngoại hình đẹp và bắt mắt. Tuyệt đối không nhận lời mời tham gia các hội nhóm mà không rõ mục đích đối tượng.
- KHÔNG truy cập, đăng nhập vào các đường dẫn, liên kết, website, ứng dụng hoặc mở tệp đính kèm đến từ người gửi không xác định, không rõ nguồn gốc.
- KHÔNG cán bộ cơ quan nhà nước, bộ công an, viện kiểm sát, tòa án hay đơn vị tài chính… nào gọi điện để điều tra qua điện thoại, yêu cầu phải cung cấp thông tin cá nhân hay đóng tiền.
- KHÔNG thực hiện chuyển khoản trước, tuyệt đối không đặt cọc, chuyển khoản tiền cho các đối tượng lạ trong bất cứ trường hợp nào.
- KHÔNG tham lam những tài sản, món quà không rõ nguồn gốc có thể nhận được một cách dễ dàng, những lợi nhuận "phi thực tế" mà không tốn sức lao động, những lời mời chào, dụ dỗ "việc nhẹ lương cao"...
Theo dõi và cập nhật các thông tin, tình huống, dấu hiệu về lừa đảo trực tuyến tại kênh thông tin Cổng không gian mạng quốc gia trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok… hoặc website Khonggianmang.vn
Tài liệu kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến
Danh sách xác nhận hoàn thành quá trình thực hành
NĂM 2023
Số | Ngày ký | Tên người thực hành |
288/GXNTH-PHCN | 25/05/2023 | Lê Mỹ Linh |
296/GXNTH-PHCN | 29/05/2023 | Nguyễn Ngọc Lan Hương |
320/GXNTH-PHCN | 05/06/2023 | Bùi Thị Bích Vân |
321/GXNTH-PHCN | 05/06/2023 | Lưu Thị Kiều Oanh |
353/GXNTH-PHCN | 16/06/2023 | Lâm Quế Anh |
354/GXNTH-PHCN | 16/06/2023 | Nguyễn Trần Hồng Nhung |
395/GXNTH-PHCN | 03/07/2023 | Hồ Thị Hoàng Anh |
437/GXNTH-PHCN | 18/07/2023 | Nguyễn Văn Khánh |
438/GXNTH-PHCN | 18/07/2023 | Nông Thị Đào |
NĂM 2024
Số | Ngày ký | Tên người thực hành |
18/GXNTH-PHCN | 08/01/2024 | Nguyễn Thị Huế |
51/GXNTH-PHCN | 18/01/2024 | K’RÈN |
70/GXNTH-PHCN | 25/01/2024 | Đoàn Thị Ngọc Ánh |
176/GXNTH-PHCN | 13/03/2024 | Nguyễn Huy Phương |
298/GXNTH-PHCN | 23/04/2024 | Trần Ngọc Mạnh |
300/GXNTH-PHCN | 23/04/2024 | Hoàng Trọng Nghĩa |
337/GXNTH-PHCN | 08/05/2024 | Đặng Văn Quang |
553/GXNTH-PHCN | 01/08/2024 | Lê Công Hai |
571/GXNTH-PHCN | 09/08/2024 | Đoàn Đăng Khoa |
593/GXNTH-PHCN | 22/08/2024 | Hoàng Ngọc Chính |
594/GXNTH-PHCN | 22/08/2024 | Vũ Thị Thanh Hòa |
626/GXNTH-PHCN | 05/09/2024 | Hoàng Văn Trung |
700/GXN-PHCN | 01/10/2024 | Trịnh Thị Thu Như |
734/GXN-PHCN | 09/10/2024 | Bùi Nguyễn Vũ Tiến |
773/GXN-PHCN | 29/10/2024 | Kơ Să Nai Trang |
786/GXN-PHCN | 05/11/2024 | Bùi Thị Lệ Hoa |
818/GXN-PHCN | 19/11/2024 | Ka' Quy |
PHÂN BIỆT GIỮA TRẺ CHẬM NÓI ĐƠN THUẦN VÀ TRẺ TỰ KỶ CHẬM NÓI
Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024
Phương án 1:
Bước 1: Truy cập đường link mẫu khung avatar: https://khunghinh.net/p/e6b5cc2b02720e47
Bước 2: Bấm "Chọn" ở phía dưới khung hình để tải ảnh lên.
Bước 3: Sau khi tải ảnh lên, kéo và chuyển trực tiếp ảnh vào trong khung hình hoặc sử dụng thanh công cụ bên dưới để kéo và chỉnh sửa hình ảnh sao cho hoạt động hiển thị.
Bước 4: Sau khi đã chỉnh sửa xong, chọn "Tiếp tục", sau đó chọn "Tải hình" (ghi chú: Khi thanh tải chạy hết là ấn tải ảnh xuống).
Bước 5: Thay đổi ảnh đại diện trên Zalo, Facebook và các nền tảng mạng xã hội bằng hình ảnh vừa tải xuống. Khuyến khích người dùng thực hiện gắn thẻ Hashtag trên nội dung bài đăng thay ảnh: #ngaychuyendoisoquocgia #10102024.
Bước 1: Truy cập đường link mẫu khung avatar: https://khunghinh.net/p/e871acd137bceef0
Bước 2: Sử dụng các phần mềm offline chỉnh sửa ảnh chuyên sâu: Adobe Photoshop. Adobe Illustrator.... hoặc các phần mềm trực tuyến: Canva, Evoto,... chèn ảnh vào khung avatar.
Bước 3: Thay đổi hình ảnh đại diện trên Zalo, Facebook và các nền tảng mạng xã hội bằng hình ảnh vừa phải. Khuyến khích người dùng thực hiện gắn thẻ Hashtag trên nội dung bài đăng thay ảnh: #ngaychuyendoisoquocgia #10102024.
Tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2024 vận động phụ nữ khám thai, sinh đẻ tại cơ sở y tế
Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2024 được tổ chức từ ngày 1/10 đến ngày 7/10/2024 với chủ đề: "Khám thai, sinh đẻ tại cơ sở y tế để an toàn cho mẹ, mạnh khỏe cho con".
Nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe mẹ và bé
Làm mẹ an toàn là một trong các nội dung quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. Mục tiêu của Làm mẹ an toàn là nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh nhằm giảm tỉ lệ tai biến sản khoa, giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh. Các nội dung giáo dục về làm mẹ an toàn đã được Tổ chức Y tế thế giới và nhiều nước quan tâm, trở thành nội dung quan trọng của Chiến lược chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên toàn cầu.
Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, đồng thời vận động các cầp chính quyền đoàn thể từ trung ương đến địa phương quan tâm, chi đạo thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương và các Đơn vị liên quan triển khai Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2024.
Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2024 được tổ chức từ ngày 1/10 đến ngày 7/10/2024 với chủ đề: "Khám thai, sinh đẻ tại cơ sở y tế để an toàn cho mẹ, mạnh khỏe cho con".
Bộ Y đề nghị Sở Y tế các tinh, thành phố xây dựng kể hoạch, chi đạo tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động của Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2024 phù hợp với tỉnh hình, đặc điểm của từng địa phương. Kết thúc Tuần lễ Làm mẹ an toàn, đề nghị Sở Y tế các tinh/ thành phố trực thuộc trung ương, các Đơn vị liên quan tiến hành tổng kết và gửi báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế (qua Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em).
Mục tiêu của Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm nay là tăng cường khả năng tiếp cận của đồng bào dân tộc thiểu số đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em góp phần giảm sự khác biệt về các chỉ tiêu sức khỏe, dinh dưỡng, tử vong mẹ, tử vong trẻ em giữa các vùng miền, hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về Làm mẹ an toàn, tập trung vào nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong cộng đồng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các vùng khó khăn.
Thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, người cung cấp dịch vụ và sự quan tâm của cộng đồng nhằm tăng cường sự tham gia của họ vào các hoạt động truyền thông và cung cấp dịch vụ về Làm mẹ an toàn.
Tăng cường các hoạt động cung cấp dịch vụ về Làm mẹ an toàn (chăm sóc trước, trong và sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh), đặc biệt là cho những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong "Tuần lễ Làm mẹ an toàn": Mỗi trạm y tế xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tổ chức được ít nhất một hoạt động truyền thông về Làm mẹ an toàn; Cung cấp thông tin về Làm mẹ an toàn cho: 100% phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh có mặt tại địa phương; Ít nhất 30% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của xã; Ít nhất 30% số gia đình, đặc biệt là người chồng của phụ nữ mang thai và sau sinh đang làm ăn, sinh sống tại xã.
Các hoạt động chủ yếu trong tuần lễ Làm mẹ an toàn
Ngành Y tế các cấp ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động trong Tuần lễ Làm mẹ an toàn phù hợp với điều kiện, chức năng, nhiệm vụ cụ thể và nguồn lực sẵn có của từng địa phương, đơn vị.
Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, Sinh hoạt Câu lạc bộ, Sinh hoạt chuyên đề. Tùy từng điều kiện cụ thể, các đơn vị, địa phương tổ chức các hội nghị, hội thảo, ưu tín các hội nghị, hội thảo ở cấp cơ sở với số người tham gia và hình thức tổ chức phù hợp. Cụ thể như sau:
Các hội nghị, hội thảo tập trung phổ biến về các nội dung: Các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định liên quan đến chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; Tình hình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em: Các số liệu về tử vong mẹ, tử vong trẻ em vẫn còn cao ở địa phương. Tình trạng đẻ tại nhà, đẻ không được cán bộ y tế hỗ trợ vẫn đặc biệt vùng đồng bào thiểu số. Từ đó làm rõ ý nghĩa và sự cần thiết phải thực hiện Tuần lễ Làm mẹ an toàn. Chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình có hiệu quả về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đặc biệt là bà mẹ và trẻ sau sinh;
Bộ Y tế khuyến khích các địa phương tổ chức Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn, ưu tiên tổ chức Lễ phát động trên địa bàn cấp cơ sở.
Các dịch vụ liên quan đến Làm mẹ an toàn chủ yếu tập trung vào 3 gói dịch vụ chăm sóc trước sinh Hỗ trợ chăm sóc trong sinh Hỗ trợ chăm sóc sau sinh. Hiện các dịch vụ vẫn được cung cấp thường quy theo chức năng, nhiệm vụ mà chuyên môn của các đơn vị, nhưng trong Tuần lễ Làm mẹ an toàn cần được tăng cường hơn, tiếp cận được nhiều bệnh nhân hơn với hiệu suất và hiệu quả cao hơn.
Yêu cầu đối với các dịch vụ trong Tuần lễ Làm mẹ an toàn (tại các cơ sở): Tập trung giới thiệu, quảng bá rộng rãi hơn về lợi ích của, việc tiếp cận sớm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em như khám thai định kỳ, quản lý thai nghén và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cả các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến... để tăng số lượng bệnh nhân tiếp cận các dịch vụ này...
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn
Hưởng ứng ngày An toàn người bệnh Thế giới 2024
Ngày 17 tháng 9 hàng năm đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn là Ngày An toàn người bệnh Thế giới (World Patient Safety Day) nhằm nâng cao nhận thức về an toàn người bệnh và thúc đẩy các biện pháp để cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe. Chủ đề được lựa chọn năm 2024 là “Nâng cao năng lực chẩn đoán vì sự an toàn của người bệnh – Improving diagnosis for patient safety”.
Chiến dịch toàn cầu Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm nay nhấn mạnh nhu cầu đảm bảo an toàn cho các quy trình chẩn đoán. Chiến dịch kêu gọi các quốc gia thành viên và các bên liên quan ưu tiên áp dụng các chiến lược nhằm giảm thiểu sự cố trong chẩn đoán, thường do nguyên nhân kết hợp giữa vấn đề nhận thức cá nhân của nhân viên y tế và sự vận hành chung của hệ thống y tế. Những yếu tố này tác động sâu sắc đến việc nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng quan trọng cũng như việc giải thích và truyền đạt nhầm kết quả chẩn đoán cho người bệnh.
Theo thống kê của WHO, mức độ nghiêm trọng của sự cố chẩn đoán là rất lớn, chiếm gần 16% tổng các sự cố y khoa có thể phòng ngừa được trên khắp các hệ thống y tế. Thông qua khẩu hiệu “Chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn! – Get it right, make it safe!”, WHO kêu gọi những nỗ lực chung nhằm giảm đáng kể các sự cố chẩn đoán thông qua các biện pháp can thiệp toàn diện bắt nguồn từ tư duy hệ thống đến các yếu tố con người với sự tham gia tích cực của người bệnh, người nhà, nhân viên y tế và các cấp lãnh đạo quản lý ngành y tế. Các biện pháp can thiệp bắt đầu từ việc xác định toàn bộ tiền sử người bệnh, tiến hành kiểm tra lâm sàng kỹ lưỡng đến việc cải thiện khả năng tiếp cận các xét nghiệm chẩn đoán, áp dụng công nghệ thông tin và rút kinh nghiệm từ các sự cố chẩn đoán đã xảy ra.
Mục tiêu của Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024:
- Nâng cao nhận thức toàn cầu về hậu quả của sự cố trong chẩn đoán đến người bệnh, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chẩn đoán chính xác, kịp thời trong bảo đảm an toàn người bệnh.
- Tăng cường vai trò của nâng cao năng lực chẩn đoán trong ban hành chính sách về an toàn người bệnh và thực hành lâm sàng ở mọi cấp độ của hệ thống y tế.
- Thúc đẩy sự hợp tác từ cấp quản lý nhà nước, lãnh đạo ngành y tế đến hiệp hội người hành nghề, hội đồng người bệnh, và các tổ chức chính trị xã hội liên quan… để đồng bộ về chính sách, chiến lược cho mục tiêu chẩn đoán chính xác, điều trị an toàn.
- Khuyến khích sự tham gia của người bệnh người nhà cùng với nhân viên y tế, các lãnh đạo, quản lý bệnh viện để nâng cao năng lực chẩn đoán.
Theo WHO, Bộ Y Tế